5 lời khuyên thiết lập nhà máy thông minh của chuyên gia

Ngày nay rất nhiều nhà máy sản xuất tự động hóa truyền thống đang dần chuyển mình sang mô hình nhà máy thông minh.

Sử dụng các ứng dụng công nghệ tiên tiến (IoT, AI, BigData, điện toán đám mây,…) tích hợp vào hệ thống sản xuất để thu thập và chia sẻ dữ liệu.

Việc này đã tạo nên bước đột phá tăng trưởng cho doanh nghiệp không chỉ nằm trong quy trình sản xuất tự động hóa.

Mà những lợi ích của nhà máy 4.0 còn giúp doanh nghiệp nâng cao hiểu suất, tối ưu chi phí, kiểm soát chất lượng sản phẩm và an toàn lao động cho con người khi làm việc môi trường nguy hiểm.

Tuy nhiên để xây dựng hệ thống sản xuất thông minh là điều không dễ dàng, doanh nghiệp cần chú ý điều gì để tránh những rủi ro thất bại?

Sau đây là 5 lời khuyên mà chuyên gia trong ngành công nghiệp sản xuất đưa ra.

nhà máy thông minh

1. Xác định nhu cầu và mục tiêu

Khi bắt đầu kế hoạch kinh doanh, cần xác định mục tiêu, nhu cầu mà doanh nghiệp đang cần trong giai đoạn đầu.

Vì hầu hết việc triển khai sản xuất thông minh theo từng giai đoạn.

Doanh nghiệp phải xác định các ưu tiên để đầu tư vào công nghệ và thiết bị phù hợp.

Tuy nhiên, để thiết lập một hệ thống sản xuất thông minh không chỉ có công nghệ tiên tiến và thiết bị hiện đại. Mà nhân sự là một yếu tố cũng hết sức rất quan trọng.

Tự động hóa và công nghệ tiên tiến có thể là nỗi sợ đối với người lao động. Nỗi sợ bị đào thải vì thiếu kiến ​​thức và kỹ năng cần thiết để làm việc trên các quy trình và thiết bị mới.

Để giải quyết vấn đề này nhà quản lý hãy giải thích lý do tại sao doanh nghiệp cần bước chuyển mình này. Giải thích cho nhân viên hiểu được lợi ích cho công ty và cho chính bản thân họ từ sự thay đổi này.

Hãy để họ là một phần của quá trình. Đánh giá những kỹ năng mà lao động của bạn có và điều gì cần thiết để điều hành một nhà máy thông minh một cách hiệu quả. Đào tạo là một trong những cách tốt nhất để công nhân có kiến thức và sự tự tin.

Quan trọng hơn, người lao động sẽ được tận mắt xem công nghệ mới đang giúp họ làm công việc của mình tốt hơn như thế nào.

2. Thu thập dữ liệu 

Thu thập, phân tích và báo cáo dữ liệu là chuỗi hoạt động quan trọng của một hệ thống sản xuất thông minh.

Thông qua việc kết nối không dây vào trung tâm dữ liệu, các thiết bị này thu thập dữ liệu mọi quy trình hoạt động sản xuất từ nhiều khu vực nhà máy.

Toàn bộ quá trình, từ thu thập dữ liệu đến phân tích, có bốn cấp độ:

Cấp 1: Dữ liệu cơ bản có sẵn

Dữ liệu có sẵn nhưng không dễ dàng thu thập và phân tích. Việc thu thập bằng thủ công khá khó khăn, tốn thời gian, chi phí và không mang lại hiểu quả.

Cấp 2: Dữ liệu có thể truy cập được 

Dữ liệu được sắp xếp và có sẵn ở trung tâm dữ liệu. Với quyền truy cập dễ dàng trong hệ thống bằng cách sử dụng trực quan hóa dữ liệu và bảng điều khiển.

Cấp độ 3: Dữ liệu hoạt động được

Xây dựng kiến trúc dữ liệu đã được phân tích ở cấp độ 2. Trong cấp này với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI) và machine learning (ML) tạo ra một hệ thống thông minh.

Cấp độ 4: Dữ liệu định hướng hành động

Ở cấp độ này, người quản lý có thể đưa ra chiến lược kinh doanh thông qua việc sử dụng dữ liệu được phân tích.

Smart industry 4.0 Internet of things technology
Smart industry 4.0 Internet of things technology Cloud Computing, Efficient smart factory with workers and robots.

3. Xác định các công nghệ

Những công nghệ này bao gồm:

  • Cảm biến: Các cảm biến được lắp đặt trên các máy móc và thiết bị khác nhau. Việc thu thập dữ liệu từng quy trình sản xuất và giám sát các quy trình. Ví dụ, họ có thể giám sát các biến nhất định như nhiệt độ và bắt đầu các cơ chế tự điều chỉnh hoặc thông báo cho nhân viên. Trong xử lý vật liệu, cảm biến giúp điều khiển robot và máy móc, cho phép máy dừng hoặc đổi hướng.
  • Internet vạn vật (IoT): Một số máy móc, quy trình và thiết bị được kết nối thông qua hệ thống truyền thông dữ liệu internet, để thu thập và chia sẻ thông tin với con người và các thiết bị khác.
  • Điện toán đám mây: Việc lưu trữ và phân tích dữ liệu được thu thập bởi các cảm biến và thiết bị IoT, được thực hiện thông qua điện toán đám mây. Nó hiệu quả hơn so với lưu trữ truyền thống giúp doanh nghiệp có thể lưu trữ một lượng lớn dữ liệu và xử lý nhanh chóng.
  • In 3D: In 3D cho phép hệ thống thông minh sản xuất nhanh chóng, linh hoạt và khả năng phân phối sản phẩm. Khi sản phẩm hoàn thiện được đảm bảo chất lượng. Smart factory sử dụng in 3D để mở rộng quy mô sản xuất và đáp ứng nhu cầu.

4. Bảo mật dữ liệu

Khi nhiều thiết bị được kết nối qua internet, các cuộc tấn công mạng trở thành mối lo ngại.

Bảo mật dữ liệu đã trở thành một mối quan tâm chính của một nhà máy thông minh. Các nhà quản lý phải đảm bảo rằng tất cả các thông tin có giá trị đều được an toàn.

Chú trọng việc đào tạo nhân viên xác định và quản lý rủi ro trước các mối đe dọa.

Tội phạm mạng gia tăng nhanh chóng với các âm mưu tinh vi và thâm độc, và việc doanh nghiệp thường xuyên củng cố cơ sở hạ tầng bảo mật tổng thể, đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn luôn chủ động lường trước mọi tình huống xấu nhất xảy ra.

Sao lưu dữ liệu doanh nghiệp. Kiểm soát quyền truy cập thông tin và cài đặt mật khẩu cho từng tài khoản của nhân viên, cũng giúp ngăn chặn các cuộc tấn công.

An ninh dữ liệu cần được đánh giá trước để xác định chi phí, khi chuyển sang hệ thống sản xuất thông minh.

5. Bảo trì hệ thống nhà máy thông minh

Sau khi triển khai thành công, doanh nghiệp cần nâng cấp và theo dõi liên tục. Khi nhân viên đã quen với công nghệ và quy trình mới, việc mở rộng sang các khu vực nhà máy khác cũng trở nên dễ dàng hơn.

Tất cả các thiết bị và cơ sở hạ tầng cần được bảo trì thường xuyên để đảm bảo chúng hoạt động theo yêu cầu.

Lập kế hoạch bảo dưỡng liên tục tránh rủi ro việc dừng hoạt động sản xuất dẫn đến thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho nhà máy.

Kiểm tra, giám sát thường xuyên cũng cho phép các nhà quản lý đảm bảo công nghệ đáp ứng đúng các mục tiêu.

Bất kỳ giai đoạn nào cũng có thể phát hiện ra và có giải pháp khắc phục kịp thời.

Thực hiện chuyển đổi sang hệ thống smart factory

Việc chuyển đổi sang nhà máy thông minh có thể tốn nhiều thời gian và phức tạp.

Phương án an toàn để thực hiện thay đổi là chia quy trình thành các giai đoạn nhỏ và xem xét tiến độ sau mỗi bước.

Sau đó bạn có thể xác định lỗi và khắc phục ngay từ giai đoạn đầu.

Theo chuyên gia Eric Whitley