Đứng trước nhu cầu ngày càng tăng cao, thị trường Offshore Việt Nam cũng như lao động Việt Nam đã chứng minh sự phát triển để đáp ứng tối ưu về nhu cầu này. Thị trường offshore Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Với nguồn nhân lực trẻ, giá thành cạnh tranh và sự ổn định chính trị, Việt Nam đã trở thành điểm đến lý tưởng cho các công ty phần mềm trên toàn thế giới. Các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM đang dần trở thành trung tâm của ngành công nghệ thông tin tại khu vực Đông Nam Á. Việt Nam đang thu hút nhiều đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này và hy vọng sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Khám phá chi tiết về lĩnh vực này trong tương lai.
目次
I. Tổng quát thị trường ngành CNTT Việt Nam
Chỉ với 20 năm trưởng thành, từ những năm 2002 Việt Nam chập chững bước vào thị trường Offshore. Thời điểm đó, các doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam gia công những phần việc đơn giản vì có nhân công đông với giá thành rẻ. Vài năm trở lại đây, Offshore Việt Nam được bình chọn đứng top 5 các Quốc gia gia công phần mềm tốt nhất trên thị trường Công nghệ toàn cầu năm 2019 theo báo cáo của Business insider .
Ngày càng nhiều tập đoàn Công nghệ lớn trên thế giới đẩy mạnh các dự án có quy mô giá trị cao, mang tính thách thức với các giải pháp công nghệ mới và tối ưu. Đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển ứng dụng di động, trí tuệ nhân tạo, blockchain, big data và IoT, thị trường Offshore Việt Nam cũng như lao động Việt Nam có thể đáp ứng được nhu cầu này. Bởi nơi đây có nhiều trình độ kỹ thuật cao, cũng như các yếu tố hấp dẫn khác:
1. Chính sách hỗ trợ thuế cho các doanh nghiệp nước ngoài
- Việt Nam có chính sách và môi trường kinh doanh thân thiện. Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ và khuyến khích phát triển ngành công nghệ thông tin, bao gồm các chính sách về thuế, đào tạo nhân lực, hỗ trợ vốn và hỗ trợ xây dựng hạ tầng.
- Ngoài ra, Việt Nam được đánh giá là quốc gia thứ hai ở Châu Á có tốc độ tăng trưởng GDP nhanh nhất theo tờ New York Time công bố vào năm 2006.
2. Cơ sở hạ tầng IT
Không thể phủ nhận sự phát triển nhanh chóng nền tảng hạ tầng IT ở Việt Nam, đáp ứng những điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển các giải pháp công nghệ mới và tiên tiến hơn.
- Mạng lưới Viễn thông: Việt Nam đã có một mạng lưới viễn thông tốt, với nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu như Viettel, VNPT và FPT. Việt Nam cũng đã bắt đầu triển khai mạng 5G tại một số thành phố lớn.
- Các trung tâm dữ liệu: Việt Nam đã có một số trung tâm dữ liệu quan trọng, cung cấp dịch vụ lưu trữ và xử lý dữ liệu cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Đáng chú ý là trung tâm dữ liệu của FPT Telecom, Viettel IDC, VDC và CMC Telecom.
- Các khu công nghệ thông tin: Hiện nay, Việt Nam đã có một số khu công nghệ thông tin (CNTT) quan trọng như khu công nghệ thông tin Quang Trung (TP.HCM), khu CNTT Hòa Lạc (Hà Nội) và khu CNTT Đà Nẵng. Các khu này cung cấp các dịch vụ tư vấn, đào tạo và phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
3. Có đội ngũ lao động trẻ, năng lực trí tuệ cao
Việt Nam có dân số gần 100 triệu dân trong số đó có tới 50,5% lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc. Bên cạnh lực lượng lao động trẻ dồi dào, Việt Nam là đất nước chú trọng đầu tư vào giáo dục. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay Việt Nam có rất nhiều trường đại học, cao đẳng và trung cấp nghề đào tạo ngành Công nghệ thông tin. Cụ thể 223-242 trường, trong đó hầu hết các trường đều có chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin, từ chuyên ngành đại cương đến chuyên ngành chuyên sâu.
Ngoài ra, Việt Nam cũng có nhiều trung tâm nghề đào tạo ngành Công nghệ thông tin, đáp ứng nhu cầu về đào tạo nguồn nhân lực trung cấp, kỹ thuật trong ngành công nghệ thông tin.
Ngành CNTT là ngành có tỷ lệ tuyển sinh cạnh tranh cao nhất, với tổng số trung bình 3 môn (toán, lý, hóa) từ 22,75 đến 28 điểm trên tổng 30 điểm. Một số ví dụ điển hình các Trường đứng đầu đào tạo lĩnh vực này.
- Trường Đại học Khoa học tự nhiên TPHCM 27,40/30 điểm (2021)
- Trường Đại Bách Khoa – Đại học Quốc gia TPHCM 28/30 điểm (2021)
Trong năm học 2020-2021, các trường đại học, cao đẳng và trung cấp nghề trên cả nước đã đào tạo cho khoảng 120.000 sinh viên chuyên ngành Công nghệ thông tin, với hơn 90% sinh viên đã tốt nghiệp và sẵn sàng gia nhập vào thị trường lao động. – đây là điểm thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp nước ngoài khi lực lượng lao động trẻ sẵn sàng làm việc, không ngại thử thách.
4. Năng lực ngoại ngữ và tác phong làm việc chuyên nghiệp
Một điều không kém phần quan trọng, người dân Việt Nam nổi tiếng về sự chăm chỉ. Những người trẻ luôn có ý thức cao trong việc học từ những kỹ năng mềm, về ngoại ngữ đến kỹ năng chuyên môn.
Về ngoại ngữ, bên cạnh tiếng Anh được nằm trong chương trình đào tạo học từ nhỏ trong chương trình đào tạo, tiếng Nhật là một ngoại ngữ thu hút mạnh mẽ với giới trẻ Việt Nam. Theo khảo sát của Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản năm 2018- số lượng học viên tiếng Nhật tại Việt Nam là khoảng 174.000 người, trong đó 31.200 người là sinh viên đại học, 26.200 người là học sinh trung học phổ thông và trung học cơ sở, 2.000 người là học sinh tiểu học, 115.000 học viên từ các trường tiếng và trung tâm đào tạo thực tập sinh.
Thị trường Offshore Việt Nam đang trở thành một trong những điểm đến hàng đầu cho các Công ty tìm kiếm giải pháp Công nghệ thông tin chất lượng cao với giá thành cạnh tranh bởi sự đầu tư về cơ sở hạ tầng, chính sách ưu đãi của chính phủ Việt Nam, điều đặc biệt là nhân sự trẻ và tài năng.
II. Mặt bằng chi phí phát triển Offshore tại thị trường Việt Nam
1. Chi phí nhân sự
Lao động là chi phí chính để phát triển gia Offshore Việt Nam. Tại Việt Nam có lực lượng lao động trẻ và giàu kinh nghiệm, chi phí nhân sự cho các lập trình viên, kỹ sư phần mềm và chuyên gia IT khá thấp so với Nhật Bản và các nước phát triển khác. Mức lương của các lập trình viên ở Việt Nam thường dao động từ khoảng 500 – 2500 USD/ tháng tùy vào kinh nghiệm và kỹ năng.
2. Chi phí thuê văn phòng và thiết bị
Ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ có rất nhiều tòa nhà văn phòng hiện đại, các trung tâm công nghệ, đào tạo và phát triển, cũng như các tiện ích xung quanh mang lại sự thoải mái, tiện nghi nâng cao hiệu suất làm việc. Đồng thời giúp các doanh nghiệp nước ngoài khi phát triển tại thị trường Offshore Việt Nam giảm thiểu chi phí cơ sở hạ tầng ban đầu khi thiết lập văn phòng.
Về chi phí thuê văn phòng ở các thành phố lớn hiện nay tương đôi khá thấp, dao động từ 10 – 30 USD/m2/ tháng ở các thành phố lớn của Việt Nam.
Ngoài ra, các chi phí khác cũng khá thấp như chi phí điện, nước, internet và thiết bị văn phòng. Một ví dụ điển hình về chi phí điện ở các tòa nhà văn phòng ở Việt Nam dao động từ 5.000 đến 10.000 VND/kWh.
III. Những điểm cần chú ý khi lựa chọn Công ty phát triển Offshore Việt Nam
Việc lựa chọn một Công ty phát triển Offshore Việt Nam là một điều rất quan trọng, cần cân nhắc kỹ lượng. Bạn nên tìm hiểu kỹ hồ sơ năng lực doanh nghiệp, dưới đây là những điểm cần chú ý khi lựa chọn Công ty phát triển Offshore Việt Nam
1. Kinh nghiệm và chuyên môn
Một công ty có chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm trong ngành phần mềm là lựa chọn hàng đầu. Bước quyết định chất lượng sản phẩm cũng như cung cấp cho doanh nghiệp của bạn những giải pháp tốt.
Song song với đó, việc tìm hiểu về nhân sự của Công ty để đảm bảo rằng nơi bạn chọn có số lượng, chất lượng đội ngũ kỹ sư, nhân viên có kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu của bạn.
Hơn nữa, hãy tìm hiểu về ngôn ngữ giao tiếp của Công ty offshore Việt Nam để đảm bảo rằng bạn có thể làm việc với họ một cách hiệu quả. Ngôn ngữ giao tiếp của nhân viên cũng là yếu tố quan trọng để đảm bảo rằng dự án được thực hiện đúng như yêu cầu của bạn.
Một tiêu chí không thể thiếu trong danh sách về năng lực hồ sơ doanh nghiệp offshore Việt Nam là Khả năng tiếp cận tài nguyên: Bạn cần đảm bảo rằng Công ty bạn chọn có khả năng tiếp cận các tài nguyên cần thiết để phát triển sản phẩm của bạn, bao gồm cả ngôn ngữ lập trình, công nghệ và phần mềm.
2. Tiêu chí bảo mật
Công ty bạn chọn cần đảm bảo rằng họ có các tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu cao để bảo vệ thông tin của bạn một cách an toàn, như tiêu chuẩn quốc tế ISO27001. Điều này sẽ đảm bảo rằng sản phẩm của bạn sẽ được phát triển một cách đáng tin cậy và hiệu quả.
3. Đánh giá khách hàng và các dự án đã thực hiện
Thông qua đánh giá của khách hàng trong dự án trước đó của họ mà bạn có thể hiểu được chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà bạn sắp hợp tác. Để đánh giá khách quan các dự án mà doanh nghiệp bạn chọn đã thực hiện, bạn nên liệt kê vài tiêu chí như:
- Hoàn thành dự án đúng tiến độ và ngân sách.
- Chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ đã thực hiệ
- Mức độ hài lòng của khách hàng với sản phẩm hoặc dịch vụ đã thực hiệ
- Hiệu quả của chiến lược quản lý dự án đã sử dụng để thực hiện dự án.
- Độ tin cậy của các công nghệ và quy trình đã sử dụng trong dự án.
4. Hỗ trợ bảo trì
Những tiêu chí bảo trì sau đây giúp bạn đánh giá được một doanh nghiệp Offshore Việt Nam tốt, đáng tin cậy
- Thời gian phản hồi: doanh nghiệp cần đảm bảo thời gian phản hồi nhanh chóng và hiệu quả khi có yêu cầu bảo trì từ khách hàng. Khi khách hàng gặp sự cố, đội ngũ kỹ thuật viên cần có mặt ngay để giải quyết
- Chi phí bảo trì: tùy vào quy mộ, độ phức tạp của hệ thống, chi phí bảo trì trong ngành CNTT có thể chia làm 2 phần: chi phí phần cứng và phần mề Một doanh nghiệp đáng tin cậy, họ sẽ cung cấp các giải pháp tiết kiệm tối ưu nhất cho doanh nghiệp của bạn, tránh lãng phí. Đồng thời, vẫn đảm bảo hệ thống luôn được hoạt động ổn định và bảo mật.
- Dịch vụ hậu mãi: doanh nghiệp có quy trình và phương pháp bảo trì hiệu quả không, bao gồm cả việc kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa và nâng cấp
5. Văn hóa doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp hay bỏ quên khâu này trong việc lựa chọn một đối tác ưng ý. Ngoài việc đáp ứng tốt kỹ thuật, chi phí, giữa hai bên nên có sự tương đồng về các giá trị cốt lỗi, thái đội, thói quen, cách thức truyền đạt thông tin, giao tiếp….
Nếu bạn không tìm hiểu văn hóa doanh nghiệp của Công ty hợp tác, bạn có thể gặp phải những khó khăn trong việc hiểu và thích nghi với phong cách làm việc của đối tác. Điều này có thể dẫn đến những sai sót trong quá trình hợp tác và ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của dự án.
Vì vậy, việc tìm hiểu văn hóa doanh nghiệp Offshore Việt Nam là rất cần thiết, giúp bạn đưa ra quyết định chọn đối tác hợp tác phù hợp với mục tiêu và giá trị của Công ty bạn.
IV. Top 5 Công ty Nhật Bản Offshore nổi bật thị trường Việt Nam
- SystemEXE Việt Nam: có mặt tại thị trường offshore Việt Nam từ năm 2010, và là thành viên của tập đoàn công nghệ thông tin hàng đầu Nhật Bản – SystemEXE Japan. Chúng tôi đã có nhiều dự án Offshore cho doanh nghiệp Nhật Bản với các dịch vụ phát triển phần mềm, tư vấn và triển khai các giải pháp công nghệ. Thông tin chi tiết về dịch vụ Offshore của chúng tôi.
- FPT Software: đây là một trong những công ty IT lớn nhất ở Việt Nam với nhiều dự án Offshore cho khách hàng Nhật Bản. FPT Software cung cấp các giải pháp kỹ thuật số, phát triển ứng dụng và các dịch vụ tư vấn kinh doanh.
- NTT Data: là một công ty công nghệ thông tin và dịch vụ tài chính đa quốc gia có trụ sở chính tại Tokyo, Nhật Bản. NTT Data có văn phòng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
- CMC Corporation: được thành lập vào năm 1993. Công ty offshore Việt Nam này đã hợp tác với nhiều đối tác Nhật Bản, cung cấp các dịch vụ về phát triển phần mềm, quản trị mạng, lưu trữ và truyền thông. CMC Corporation có trụ sở chính tại Hà Nội và văn phòng đại diện tại Tokyo.
- TMA Solutions: là một Công ty phần mềm có trụ sở tại Việt Nam, được thành lập vào năm 1997. TMA đã hợp tác với nhiều khách hàng lớn trên thế giới, đặc biệt là từ các quốc gia Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu và Úc.
Hi vọng với những thông tin trên bạn sẽ có những tiêu chí lựa chọn đối tác phù hợp tại trị trường Offshore Việt Nam cho các dự án phát triển của doanh nghiệp mình.